Nguồn thực hiện cải cách tiền lương, thưởng, trợ cấp năm 2025 sẽ lấy từ đâu?

Tiết kiệm ít nhất 10% chi thường xuyên để cải cách tiền lương

Sau một thời gian dài chuẩn bị cải cách tiền lương không thành, Chính phủ quyết định tăng lương cơ sở thay vì cải cách tiền lương. Tuy vậy, hoạt động cải cách tiền lương vẫn được triển khai trong thời gian tới. Để tạo nguồn, trung ương chỉ đạo các đơn vị có liên quan xây dựng nội dung từ thiết kế thang, bảng lương, vị trí việc làm và cả tạo nguồn kinh phí để triển khai.

Mới đây, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, theo đó quy định cụ thể về tạo nguồn thực hiện chính sách tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp năm 2025.

Dự thảo nêu rõ, các bộ, cơ quan trung ương tạo nguồn thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo quy định; đồng thời khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải xác định số tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm năm 2025 so với dự toán năm 2024 dành cho cải cách tiền lương.

Thông tin mới nhất về tạo nguồn thực hiện chính sách tiền lương, thưởng, trợ cấp năm 2025? - Ảnh 1.

Việc tiết kiệm chi thường xuyên nhằm tạo nguồn cho việc thực hiện cải cách tiền lương trong những năm tiếp theo. Ảnh: N.Dũng

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc, ngân sách cấp dưới phải xác định số tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2025 theo quy định để thực hiện cải cách tiền lương năm 2025. Số tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên năm 2025 của các địa phương đảm bảo không thấp hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao.

Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2025 của các địa phương được nêu trong Dự thảo như sau:

70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2024 thực hiện so với dự toán (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý và các khoản được loại trừ theo nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ);

Dự thảo cũng nêu rõ, ngân sách trung ương hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm (bao gồm cả quỹ tiền thưởng) cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương sau khi đã cân đối nguồn mà chưa đáp ứng đủ nhu cầu theo chế độ quy định.

50% tăng thu ngân sách địa phương dự toán 2024 so với dự toán năm 2023;

50% tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2024 (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý và các khoản được khấu trừ theo nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Thủ tướng Chính phủ);

50% kinh phí ngân sách địa phương dành ra (khi xây dựng dự toán) từ việc giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập;

Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 còn dư chuyển sang;

10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương, các khoản chi cho con người theo chế độ, các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn đặc thù, quan trọng không thể cắt giảm) dự toán năm 2025 đã được cấp có thẩm quyền giao.

Cụ thể, gồm: 10% dự toán chi thường xuyên năm 2023, 10% dự toán chi thường xuyên năm 2024 tăng thêm so với 2023 và 10% dự toán chi thường xuyên tăng thêm năm 2025 so với 2024;

Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2025. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%. Phạm vi trích số thu được quy định cụ thể như sau:

Đối với các cơ quan hành chính nhà nước (trừ các trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên;

Các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao khoán kinh phí và tự bảo đảm tiền lương): Sử dụng tối thiểu 40% số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí) được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí (bao gồm cả chi phí đã sử dụng để thực hiện theo mức tiền lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng) theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí (không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước bảo đảm chi phí cho hoạt động thu).

Đơn vị sự nghiệp trích lập từ 35-40% số thu

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:

 Đối với số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí): Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí (bao gồm cả chi phí đã sử dụng để thực hiện theo mức tiền lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng) theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí (không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước bảo đảm chi phí cho hoạt động thu).

Thông tin mới nhất về tạo nguồn thực hiện chính sách tiền lương, thưởng, trợ cấp năm 2025? - Ảnh 2.

Với các đơn vị công lập có thu từ việc cung cấp dịch vụ y tế được trích lập tối thiểu 35% số thu trừ chi phí. Ảnh: N.T

 Đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của các cơ sở y tế công lập: Sử dụng tối thiểu 35% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các khoản chi phí đã được kết cấu trong giá dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ.

 Đối với số thu dịch vụ (bao gồm cả thu học phí), các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác: Sử dụng tối thiểu 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước theo chế độ quy định);

Các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên;

Các cơ quan được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Đơn vị được quyết định tỷ lệ nguồn thu phải trích lập để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương (bao gồm cả quỹ tiền thưởng) và tự bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện.

Đời sống | Tổng hợp tin tức đời sống mới nhất trong ngày

Tin tức liên quan

“Yêu” trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể gây sảy thai không?

“Yêu” trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể gây sảy thai không?

Theo bác sĩ, lo lắng về quan hệ tình dục khi mang thai là hoàn toàn bình thường, nhưng may mắn là, em bé vẫn an toàn ngay cả khi bạn ân ái. Ảnh: Unsplash Tam cá nguyệt đầu tiên … Readmore

Đọc tiếp

Yêu cầu điều tra vụ 55 học sinh ở Hà Giang nghi ngờ bị ngộ độc sau “phá cỗ” Trung thu

Yêu cầu điều tra vụ 55 học sinh ở Hà Giang nghi ngờ bị ngộ độc sau “phá cỗ” Trung thu

Trong văn bản ngày 17/9, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhận được thông tin phản ánh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS& THPT huyện … Readmore

Đọc tiếp

Yêu cầu đặc biệt của đoàn 4.500 khách Ấn Độ khi lưu trú tại Hà Nội

Yêu cầu đặc biệt của đoàn 4.500 khách Ấn Độ khi lưu trú tại Hà Nội

Gần 500 khách Ấn Độ trong tổng số 4.500 khách Ấn Độ tới Hà Nội lưu trú tại khách sạn Novotel Hanoi Thai Hà. (Ảnh: Novotel Hanoi Thai Ha) 4.500 khách Ấn Độ tới Hà Nội và những yêu cầu … Readmore

Đọc tiếp